0989.116.118 - 02466527565
dongysonha68@gmail.com

Bật bí cách chữa mắt lác ở trẻ em an toàn - hiệu quả như thế nào?

Theo dõi Đông Y Sơn Hà trên
Mắt lác (lé) là bệnh tương đối phổ biến xẩy ra với bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, đối với trẻ em bị mắt lác sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và sức khỏe của đôi mắt sau này cũng như trong học tập và công việc. Vậy, tìm phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp là rất cần thiết đối với các bậc phụ huynh.
Xem nhanh

Tùy theo hướng nhãn cầu bị lệch mà chia thành các trường hợp lác:

  • Mắt bị lác trong: Nhãn cầu lệch vào trong mũi.
  • Mắt bị lác ngoài: Nhãn cầu lệch phía ngoài tai.
  • Mắt bị lác trên: Nhãn cầu lệch lên trên.
  • Mắt bị lác dưới: Nhãn cầu lệch xuống dưới.

Các trường hợp mắt lác thường gặp

Các trường hợp mắt lác thường gặp

1. Nguyên nhân gây bệnh lác (lé)

Để nhãn cầu có thể di chuyển và cân bằng được chính giữa thì cần đến các nhóm cơ vận nhãn bao gồm: Cơ thẳng trong, cơ thẳng ngoài, cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới, cơ chéo trên, cơ ròng rọc, cơ chéo dưới. Các nhóm cơ này chịu sự chi phối của đôi dây thần kinh vận nhãn tương ứng.

  • Dây thần kinh số 3 điều khiển các nhóm: Cơ thẳng trên, cơ thẳng trong, cơ thẳng dưới, cơ chéo dưới.
  • Dây thần kinh số 4 điều khiển nhóm cơ chéo trên, cơ ròng rọc
  • Dây thần kinh số 6 điều khiển nhóm cơ thẳng ngoài

Nguyên nhân gây bệnh lác (lé)

Các cơ vận nhãn

Do đó, khi một nhóm cơ, dây thần kinh bị liệt sẽ làm cho nhãn cầu lệch về hướng ngược lại do không có khả năng co kéo giữ lại. Điều này có thể hình dung nhãn cầu (lòng đen) như một quả bóng, để quả bóng cân bằng chính giữa thì cần các dây chằng ở các hướng đối xứng, khi một dây chằng bị giãn không còn khả năng co kéo thì quả bóng sẽ bị kéo lệch về bên dây chằng khỏe hơn.

Ngoài yếu tố di truyền, lác bẩm sinh thì nguyên nhân gây lác ở trẻ em có thể do:

- Chấn thương sản khoa: Nhiều trẻ nhỏ trong thai kỳ vẫn phát triển bình thường nhưng trong quá trình sinh đẻ có thể bị chấn thương khi người đỡ cố gắng lôi trẻ sơ sinh ra. Nếu dùng kẹp forcep thì nguy cơ gây chấn thương cho trẻ càng cao. Chấn thương sản khoa gây ảnh hưởng đến dây thần kinh vận nhãn dẫn đến triệu chứng lác mà nhiều người vẫn nhầm lẫn với lác bẩm sinh từ trong thai kỳ.

- Chấn thương đối với trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ chưa có ý thức được về mức độ nguy hiểm với thế giới xung quanh nên việc té ngã, va đập rất thường xuyên xẩy ra. Nhiều trẻ nhỏ sinh ra vẫn bình thường nhưng do ngã, va đập gây lác (mắt lé).

- Xem tivi ở một hướng trong thời gian dài, lặp đi lặp lại hoặc bố mẹ cho chơi điện thoại thường xuyên cũng là nguyên nhân lớn gây lác cho trẻ em ở thời đại kỹ thuật số này. Đây là một vấn đề mà người lớn cần quan tâm, có thái độ kiên quyết và khôn ngoan. Thật đáng tiếc nếu để trẻ nhỏ bị mắt lác trong khi điều này có thể phòng tránh.

nguyên nhân gây lác ở trẻ em


- Nguy cơ tiềm ẩn gây mắt bị lác ở trẻ em, thiếu niên: Ngoài những chấn thương do chơi đùa, khám phá, ở độ tuổi này việc học hành là áp lực chính đối với trẻ em. Đọc sách, ngồi học không đúng tư thế trở thành một thói quen có thể dẫn đến các tật về mắt trong đó có bệnh lác. Học online, chơi game, lượt web nhiều ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực, sụp mí mắt, lệch trục nhãn cầu.

- Nhiều bệnh nhân nhỏ tuổi bị lác do khối u, di dạng mạch máu não, u máu thể hang Cavernoma chèn ép đường dẫn chuyền dây thần kinh vận nhãn. Hoặc do một số bệnh lý,hội chứng liên quan.

- Số ít trẻ em mắt bị lé (lác) khi đi khám không phát hiện được nguyên nhân, không thấy bất thường khi chụp não. Trường hợp này chỉ được phát hiện dưới góc nhìn của y học cổ truyền do sự mất cân bằng tạng phủ.

2. Cách chữa trị bệnh mắt lác ở trẻ em

Ở giai đoạn đang phát triển có nhiều thay đổi về thể chất nên việc chữa trị của trẻ nhỏ cần những lưu ý nhất định:

  • Đối với trẻ dưới sáu tuổi chúng ta không nên can thiệp gì chỉ trừ những trường hợp được chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Tình trạng bệnh có thể được cải thiện theo thời gian, sự phát triển cơ thể nếu thực hiện lối sống sinh hoạt, tập luyện phù hợp cho các em.
  • Khi phát hiện tật mắt lác ở mức độ vừa phải và còn ít tuổi chưa phẫu thuật được thì có thể áp dụng việc đeo kính nhằm hạn chế sự tập trung để nhãn cầu về chính giữa nhất.
  • Tập luyện để chữa mắt lác được nhắc đến nhiều. Kiên trì tập luyện giúp thay đổi thói quen điều tiết mắt cũng là cách hỗ trợ chữa trị chứng lác, để cơ vận nhãn dần hồi phục thì chứng mắt lác cũng có thể giảm dần. Thực tế cho thấy, cách này không đem lại hiệu quả cao.

Xem thêm: Song thị là gì? Phương pháp điều trị bệnh song thị hiệu quả

2.1 Chữa mắt lác bằng Tây Y

Phương pháp chữa mắt lác bằng phẫu thuật được áp dụng khá phổ biến cho trẻ nhỏ từ sáu tuổi trở lên. Đây là cách chữa trị có tỉ lệ thành công tương đối cao đối với bệnh nhân mắt lác không phải do một bệnh lý khác gây ra. Tuy nhiên, cũng ẩn chứa một số rủi ro không mong muốn, phẫu thuật không thành công.

Cách chữa trị bệnh mắt lác ở trẻ em
Phẫu thuật mổ lác

2.2 Phương pháp chữa mắt lác ở trẻ em bằng đông y

Là dùng thuốc thuốc đông y để phục hồi các nhóm cơ, dây thần kinh vận nhãn. Khi dây thần kinh vận nhãn được hồi phục, điều khiển được nhóm cơ tương ứng thì sẽ điều khiển được nhãn cầu (lòng đen) sang trái, sang phải, lên trên, xuống dưới, không còn bị lệch, hết lác.

Chữa mắt lé (lác) bằng đông y là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất, đặc biệt là trẻ nhỏ. Điều trị gốc bệnh để các cơ vận nhãn khỏe mạnh từ bên trong. 

>> Xem thêm: Chữa mắt lác bằng Đông Y không cần phẫu thuật, an toàn như thế nào? 

Phương pháp này được Đông y Sơn Hà áp dụng để chữa trị mắt lác cho trẻ em, nhanh hồi phục, giúp có được đôi mắt khỏe mạnh, thẩm mỹ, học hành cũng như sinh hoạt và công việc sau này.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc chăm sóc sức khỏe của người Việt, Đông Y Sơn Hà chắc chắn sẽ giúp bạn nhanh chóng bình phục với những bài thuốc đến từ nguồn nhiên liệu sạch, tốt nhất. Liên hệ với Đông Y Sơn Hà để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé.

Thông tin tác giả

Phạm Thị Thu Hà

Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền
Telephone: 0963.322.389
Email: dongysonha68@gmail.com
Social Link: https://www.facebook.com/DongySonHa
Lĩnh vực/ Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền

Chuyên điều trị các bệnh về mắt như: Sụp mí, mắt lác, song thị, mắt lồi, viêm màng bồ đào...

 
Xem thêm về tác giả >>

GỬI CÂU HỎI CHO BÁC SỸ

Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung câu hỏi (*)
(*) Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Phản hồi khách hàng

Dịch vụ nổi bật

Xem thêm >>